Gia lai thuộc miền nào? Khám phá mảnh đất nơi đại ngàn Tây Nguyên

gia lai thuộc miền nào 1

Đối với những người thích du lịch, thích khám phá thì không thể bỏ qua mảnh đất Gia Lai. Vậy Gia Lai thuộc miền nào? Hãy cùng chúng tôi làm một cuộc hành trình về miền đất Gia Lai ngay trong bài viết dưới đây nhé! Đừng vội bỏ qua vì chắc chắn sẽ có nhiều điều bất ngờ về Gia Lai đang chờ bạn ở phía trước.

gia lai thuộc miền nào 1
Khám phá những nét đặc trưng của mảnh đất Gia Lai

Gia Lai thuộc miền nào?

Gia lai thuộc miền nào là từ khóa có lượt tìm kiếm nhiều nhất trên google về Gia Lai. Trên thực tế, không phải ai cũng có cơ hội được ghé thăm hay hiểu rõ những đặc điểm của vùng đất này. Vì thế mà những băn khoăn về Gia Lai được tìm kiếm nhiều cũng là điều dễ hiểu.

Theo đó, Gia Lai là một trong những tỉnh thuộc khu vực phía Bắc của Tây Nguyên. Đây là một tỉnh miền núi nằm ở độ cao trung bình từ 700 – 800m so với mực nước biển. Gia lai có diện tích khoảng 15.536.92km2 với tọa độ trải dài từ 12°58’20 đến 14°36’30 vĩ Bắc và 107°27’23 đến 108°54’40 độ kinh Đông.

Gia Lai sở hữu một vị trí địa lý khá đặc biệt khi phía Bắc giáp Kon Tum, phía Tây giáp Campuchia, Phía Nam giáp Đắk Lắk và phía Đông giáp với Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên. Đặc biệt, Gia Lai có 90km là đường biên giới quốc gia có vị trí quan trọng trong kinh tế và chính trị nước ta.

Tỉnh Gia Lai xưa kia là địa bàn sinh sống của các dân tộc Jrai, Bahnar với tập quán sống thành từng làng. Trước khi Pháp đặt ách đô hộ lên Tây Nguyên thì các dân tộc ở đây mới bắt đầu chuyển sang giai đoạn xã hội có giai cấp. Đến nay Gia Lai đã có những bước phát triển cả về kinh tế và chính trị.

gia lai thuộc miền nào 2
Gia Lai là một tỉnh vùng núi nằm ở phía Bắc của khu vực Tây Nguyên

Đặc điểm khí hậu và dân số Gia Lai

Về đặc điểm khí hậu, Gia Lai là một tỉnh có khí hậu theo dạng nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Vì thế mà ở đây một năm chỉ có 2 mùa là mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình của Gia Lai là 2.200mm – 2.500mm.

Khi đã biết được Gia Lai thuộc miền nào thì chúng ta có thể mường tượng ra về nhiệt độ tại đây. Trung bình nhiệt độ hàng năm của tỉnh này từ 22 – 25°C. Đây được coi là mức nhiệt thuận lợi cho việc canh tác các loại cây nông – lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Do là một trong những tỉnh thành nằm ở độ vừa phải nên Gia Lai có khí hậu mát mẻ. Với mức nhiệt độ nói trên đã khiến nơi đây trở thành địa chỉ được nhiều khách du lịch lựa chọn.

Dựa trên thống kê dân số năm 2008 thì Gia Lai có 1.213.750 dân cư đến từ 34 cộng đồng dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm 52%, Jrai 35%, Bahnar 13.7% và Thái, Mường,… Chính bởi sự đa dạng về thành phần dân tộc đã tạo nên những nét văn hóa đặc trưng và riêng biệt ở vùng đất này.

gia lai thuộc miền nào 3
Tại Gia Lai có tới 34 dân tộc cùng nhau sinh sống

Gia Lai có những tài nguyên gì?

Tài nguyên đất

Đất tại Gia Lai có 5 phần khác nhau bao gồm đất phù sa, đất đỏ vàng, đất xám, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất đen dốc tụ. Trong số đó diện tích đất đỏ vàng chiếm gần một nửa diện tích đất tự nhiên tại Gia Lai. Từ đó đem đến điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng phát triển.

Tài nguyên nước

Tại Gia Lai có 3 con sông chính đó là Sông Ba, sông Sê Ran, sông Serepok.. Đây là 3 con sông có trữ lượng nước lớn nhất tại tỉnh này. Với đặc điểm ngắn và dốc 3 con sông nói trên đã tạo ra nguồn năng lượng tiềm năng cho ngành thủy điện. Sông Sê Ran chiếm đến 11.3% tổng số tiềm năng thủy điện của nước ta.

Tài nguyên rừng 

Là một trong những tỉnh thành thuộc Tây Nguyên nên Gia Lai có diện tích rừng khá lớn cùng hệ sinh thái đa dạng. Diện tích rừng của Gia Lai lên tới 719.314ha với trữ lượng gỗ là 75.6m3. Theo kết quả nghiên cứu của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thì tại Gia Lai hiện có 375 loài chim, 107 loài thú quý và hiếm, 48 loài lưỡng cư, 96 loài cá vàng và hàng nghìn loại côn trùng khác.

Tài nguyên khoáng sản

Ngoài tài nguyên đất, nước, rừng thì Gia Lai còn được biết đến với nhiều tài nguyên khoáng sản tiêu biểu như quặng vàng, mỏ sắt, quặng bô xít, đá vôi, cát xây dựng, đá granite. Với sự đa dạng về tài nguyên khoáng sản đã tạo điều kiện cho ngành khai khoáng và phát triển kinh tế của khu vực.

Tài nguyên du lịch

Có thể nói với những tài nguyên và vị trí có được, Gia Lai mang một tiềm năng rất lớn về du lịch. Nơi đây có những công trình, kiến trúc và địa điểm du lịch đặc biệt nổi bật như:

  • Biển hồ Pleiku
  • Chùa Minh Thành
  • Chùa Bửu Minh
  • Thác Phú Cường
  • Đập Tân Sơn
  • Đập thủy điện Yaly
  • Vườn quốc gia Konkakinh
  • Biển hồ chè
gia lai thuộc miền nào 4
Hình ảnh phong thủy hữu tình nơi biển hồ Pleiku

Với những thông tin nói trên hy vọng bạn đã biết được Gia Lai thuộc miền nào. Nếu có cơ hội hãy đến với miền đất đặc biệt này để trải nghiệm, bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *