Có thể bạn chưa biết Pecking Order Theory là gì? 

pecking order theory là gì 2

Pecking Order Theory là một thuật ngữ được dùng nhiều trong ngành kinh tế – tài chính. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ Pecking Order Theory là gì. Chính vì lẽ đó mà trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất về Pecking Order Theory – lý thuyết trật tự phân hạng. Đừng bỏ lỡ nhé!

pecking order theory là gì 1
Thông tin chi tiết nhất về Pecking Order Theory

Pecking Order Theory là gì?

Ở phần đầu tiên của bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu Pecking Order Theory là gì. Theo đó, Pecking Order Theory là tên tiếng anh của lý thuyết trật tự phân hạng. Lý thuyết này được đề xuất bởi Gordon Donaldson vào năm 1961 và hoàn thiện vào năm 1984 bởi Stewart C.Myers và Nicolas Majluf.

Giả thuyết của Pecking Order Theory bao gồm:

  • Tồn tại những vấn đề bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư bên ngoài
  • Nhà quản trị doanh nghiệp sẽ hành động vì lợi ích tốt nhất cho chủ sở hữu hiện hành

Lý thuyết trật tự phân hạng không đi tìm cơ cấu nguồn vốn tối ưu mà thay vào đó sẽ xác định một thứ tự ưu tiên khi lựa chọn nguồn vốn trong quyết định tài trợ. Theo như lý thuyết này thì doanh nghiệp ưa thích tài trợ bằng nguồn vốn bên trong hơn là nguồn vốn bên ngoài.

Đối với những trường hợp phải lựa chọn nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp sẽ lựa chọn một thứ tự sao cho đạt được mục tiêu tối thiểu hóa sự gia tăng chi phí do thông tin bất đối xứng. Pecking Order Theory cũng cho rằng nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn nhà đầu tư bên ngoài. Bởi họ biết được nhiều thông tin về giá trị, triển vọng và rủi ro của doanh nghiệp.

pecking order theory là gì 2
Pecking Order Theory là một lý thuyết được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng

Nội dung của Pecking Order Theory

Sau khi biết được Pecking Order Theory là gì chúng tôi mời bạn tìm hiểu chi tiết về nội dung của lý thuyết này. Pecking Order Theory xác định thứ tự ưu tiên trong việc lựa chọn nguồn vốn. Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các nhà quản lý ưu tiên tài trợ cho các cơ hội đầu tư bằng ba nguồn sau:

  • Nguồn vốn bên trong: Đây là thu nhập được giữ lại của công ty, nguồn vốn tự có và không chịu tác động bên ngoài
  • Nợ vay: Nợ vay là yếu tố thứ hai được lựa chọn trước vốn góp của chủ sở hữu là vì chi phí vốn nợ vay thấp hơn sử dụng vốn chủ sở hữu. Cho nên, quyền kiểm soát quyền kiểm soát của chủ sở hữu hiện tại không bị phân tán, chia sẻ. Mặc dù nhà quản trị doanh nghiệp cung cấp thông tin doanh nghiệp cho chủ nợ. Tuy nhiên vấn đề thông tin bất cân xứng mang lại những dấu hiệu tích cực cho doanh nghiệp. Điều này được gọi là lợi thế đòn bẩy tài chính
  • Vốn góp của chủ sở hữu: Chi phí sử dụng vốn góp của chủ sở hữu cao và khi lựa chọn nguồn tài trợ này sẽ phát đi tín hiệu tiêu cực. Từ đó các cổ đông tiềm năng sẽ tạo ra thách thức cho giá trị thực của cổ phiếu vì phải tùy thuộc vào thông tin do nhà quản trị cung cấp. Lúc này cổ đông thường yêu cầu một mức giá thấp đối với cổ phiếu được phát hành vì họ không chắc chắn được cổ phiếu có đúng giá trị thực hay không.
pecking order theory là gì 3
Lý thuyết trật tự phân hạng xác định thứ tự ưu tiên trong việc lựa chọn nguồn vốn

Một số điều rút ra được từ lý thuyết trật tự phân hạng

Ở phần cuối của bài viết Pecking Order Theory là gì sẽ là những điều được rút ra từ lý thuyết này. Sau hai phần tìm hiểu chúng ta có thể thấy được một số vấn đề sau:

  • Lý thuyết trật tự phân hạng bắt đầu từ những thông tin bất cân xứng để chỉ ra rằng người quản lý biết nhiều về các rủi ro và giá trị của doanh nghiệp hơn là nhà đầu tư
  • Thông tin bất cân xứng sẽ tác động đến lựa chọn nội bộ và lựa chọn bên ngoài. Điều này sẽ đưa đến một trật tự phân hạng, trước tiên là nguồn vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư rồi mới đến nợ mới và vốn cổ phần mới
  • Pecking Order Theory còn giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi thấp sẽ vay nợ nhiều hơn. Những doanh nghiệp này vay nợ nhiều không phải vì tỷ lệ nợ mục tiêu cao hơn mà vì họ cần nhiều tài trợ từ bên ngoài. Mặt khác, họ có khả năng sinh lợi ít hơn thì phát hành nợ. Bởi doanh nghiệp không có các nguồn vốn nội bộ và tài trợ nợ đứng đầu trong trong một trật tự phân hạng từ tài trợ bên ngoài
  • Cũng theo lý thuyết trật tự phân hạng thì sự hấp dẫn của tấm chắn thuế từ vay nợ sẽ tác động tới các tỷ lệ nợ khi có sự bất cân đối của dòng tiền nội bộ. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao nhưng có cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố gắng đạt tỷ lệ nợ thấp nhất.
  • Rõ ràng lý thuyết trật tự phân hạng không tác động đến tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên nó đã giải thích được tại sao hầu hết các tài trợ từ bên ngoài là nợ vay và tại sao tỷ lệ nợ thay đổi là do nhu cầu tài trợ từ bên ngoài.

Lĩnh vực kinh tế – tài chính luôn có những điều đặc biệt mà chúng ta không thể biết hết được. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới và giải đáp được Pecking Order Theory là gì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *